Dũng
03-Jan-2010, 02:23 PM
http://www.tinhte.com/imagehosting/69164b3f20ba6655f.jpg (http://www.tinhte.com/imagehosting/69164b3f20ba6655f.jpg)
Phải mất 46 năm để các nhà khoa học bước đầu hiện thực hóa ý tưởng về một cỗ máy có thể tái tạo bộ phận cơ thể người từ các mô sống từng xuất hiện trong tiểu thuyết viễn tưởng Cantata 140 ra mắt độc giả vào năm 1964. Theo đó, công ty Invetech vừa hoàn tất chế tạo phiên bản đầu tiên của thiết bị có tên gọi 3D bio-printer theo công nghệ "kiến tạo sinh học" NovoGen được phát minh bởi đối tác Organovo.
Chiếc máy này được xem như một bước đột phá công nghệ cho các tổ chức nghiên cứu về việc lắp ghép mô sống trong môi trường ngoài cơ thể và thay thế các cơ quan nội tạng. Để đạt được độ xê dịch cực nhỏ chỉ trong vài micron, hai đầu kim dẫn siêu nhỏ của thiết bị này sẽ dùng tia lade xác định vị trí phun tế bào trích ra từ cơ thể người và các chất kết dính sinh học để tạo khung hoặc mạng lưới của mô sống. Trước đó, cấu tạo của mô sẽ được vẽ 3D bằng phần mềm chuyên dụng trên máy vi tính kết nối với thiết bị, trước khi truyền lệnh thực hiện. Sản phẩm mô tạo thành sẽ có thể dùng trong nghiên cứu hoặc điều trị khi cần thiết.
Được biết, vào năm 2008, một nhà khoa học Nhật Bản tên là Makoto Nakamua cũng từng giới thiệu một kiệt tác tương tự do ông tự nghiên cứu chế tạo, có khả năng sử dụng bất kỳ tế bào nào lấy từ gan, thận, tim, hoặc răng người để lắp ghép thành mô sống trong phòng thí nghiệm và đưa trở lại cơ thể người bệnh, giúp tránh hiện tượng loại thải do bất tương thích khi cấy ghép. Tuy nhiên, sẽ còn rất lâu nữa trước khi những thiết bị tạo mô này được nâng cấp để có khả năng "kiến tạo" được một quả tim hoặc một trái thận hoàn chỉnh.
Phải mất 46 năm để các nhà khoa học bước đầu hiện thực hóa ý tưởng về một cỗ máy có thể tái tạo bộ phận cơ thể người từ các mô sống từng xuất hiện trong tiểu thuyết viễn tưởng Cantata 140 ra mắt độc giả vào năm 1964. Theo đó, công ty Invetech vừa hoàn tất chế tạo phiên bản đầu tiên của thiết bị có tên gọi 3D bio-printer theo công nghệ "kiến tạo sinh học" NovoGen được phát minh bởi đối tác Organovo.
Chiếc máy này được xem như một bước đột phá công nghệ cho các tổ chức nghiên cứu về việc lắp ghép mô sống trong môi trường ngoài cơ thể và thay thế các cơ quan nội tạng. Để đạt được độ xê dịch cực nhỏ chỉ trong vài micron, hai đầu kim dẫn siêu nhỏ của thiết bị này sẽ dùng tia lade xác định vị trí phun tế bào trích ra từ cơ thể người và các chất kết dính sinh học để tạo khung hoặc mạng lưới của mô sống. Trước đó, cấu tạo của mô sẽ được vẽ 3D bằng phần mềm chuyên dụng trên máy vi tính kết nối với thiết bị, trước khi truyền lệnh thực hiện. Sản phẩm mô tạo thành sẽ có thể dùng trong nghiên cứu hoặc điều trị khi cần thiết.
Được biết, vào năm 2008, một nhà khoa học Nhật Bản tên là Makoto Nakamua cũng từng giới thiệu một kiệt tác tương tự do ông tự nghiên cứu chế tạo, có khả năng sử dụng bất kỳ tế bào nào lấy từ gan, thận, tim, hoặc răng người để lắp ghép thành mô sống trong phòng thí nghiệm và đưa trở lại cơ thể người bệnh, giúp tránh hiện tượng loại thải do bất tương thích khi cấy ghép. Tuy nhiên, sẽ còn rất lâu nữa trước khi những thiết bị tạo mô này được nâng cấp để có khả năng "kiến tạo" được một quả tim hoặc một trái thận hoàn chỉnh.