PDA

View Full Version : Kỉ niệm 120 năm ống kính máy ảnh Carl Zeiss



rain.ar
24-Mar-2010, 11:25 PM
Carl Zeiss, nhà sản xuất thiết bị quang học có lịch sử lâu đời bậc nhất thế giới vừa kỉ niệm 120 năm ngày sản xuất ống kính máy ảnh trong tháng 3/2010. Công ty có trụ sở tại Đức bắt đầu sản xuất kính hiển vi vào năm 1846, sau đó hãng chuyển lên gia công ống kính máy ảnh vào năm 1890. Carl Zeiss đã tham gia sản xuất những ống kính cho các cuộc thám hiểm mặt trăng đầu tiên của con người, sử dụng cho phim ảnh của Hollywood. Đến nay Carl Zeiss vẫn sản xuất đều đặn các ống kính máy ảnh cho chị trường tiêu dùng và công nghiệp.

Nhắc đến Carl Zeiss, ngoài những tên gọi dòng ống kính như Tessar, Planar, Distagon... người ta đều nhắc đến biểu tượng T* “mê hoặc” của nhà sản xuất quang học hàng đầu thế giới này. Đây là một lớp phủ chống phản xạ đặc biệt chống quang sai, tạo nên màu sắc đặc trưng cho bức ảnh được chụp ra. Carl Zeiss đạt thành tựu to lớn trong lĩnh vực sản xuất ống kính chuyên nghiệp, gia công cho các tên tuổi lớn như Contax, Hasselblad. Hãng tạo ra những dòng ống kính có sức hút rất lớn với người mê nhiếp ảnh như Tessar, Planar, Distagon…

Ống kính Carl Zeiss thường được sử dụng cho những công việc đòi hỏi nắm bắt hình ảnh chất lượng cao. Do đó, những bức ảnh đầu tiên được chụp khi tàu Apollo 11 đáp xuống mặt trăng năm 1969 chính là nhờ sự tham gia của ống kính Carl Zeiss. Nhiều bộ phim đoạt giải Oscar như Barry Lyndo, The Lord of the Rings hay Slumdog Millionaire đều được quay bằng ống kính Carl Zeiss chuyên dụng.


http://photo.tinhte.com/?id=217346&d=1269429354&f=206442&uid=7742&n=_PI_0163-2009_02..jpg (http://photo.tinhte.com/?id=217346&d=1269429354&f=206442&uid=7742&n=_PI_0163-2009_02..jpg)
Ống kính Carl Zeiss Distagon T* 28mm f/2 ZE với cấu trúc lá khẩu đặc biệt


http://photo.tinhte.com/?id=217333&d=1269428283&f=206431&uid=7742&n=apollo-11..jpg (http://photo.tinhte.com/?id=217333&d=1269428283&f=206431&uid=7742&n=apollo-11..jpg)
Thiết bị nhiếp ảnh cùng con người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng có sự tham gia của ống kính Carl Zeiss



Những cột mốc quan trọng


1896: giới thiệu dòng ống kính Planar. Đây là cơ sở của nhiều công cụ trực quan trong lĩnh vực nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho bề mặt trái đất và trong không gian. Nó mang đến hiệu suất sử dụng cao, màu sắc ấn tượng.
1902: Carl Zeiss nộp đơn sáng chế độc quyền cho dòng ống kính nổi tiếng mọi thời đại: Tessar. Một trong những thành tựu về lĩnh vực sản xuất quang học của con người khi đạt độ nét kinh ngạc. Hàng triệu các thiết bị hình ảnh hiện nay đang được Carl Zeiss gắn cho thương hiệu Tessar như máy ảnh, điện thoại di động.
1935: đánh dấu sự xuất hiện của lớp phủ T* chống phản xạ cao.
1943: phát triển phương pháp MTF (Modulation Transfer Function) để đo lường chất lượng ống kính. Rất nhiều nhà sản xuất quang học hiện nay đã dựa vòa nó để kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình.


http://photo.tinhte.com/?id=217335&d=1269428471&f=206433&uid=7742&n=_articlesPI_0192-2.jpg (http://photo.tinhte.com/?id=217335&d=1269428471&f=206433&uid=7742&n=_articlesPI_0192-2.jpg)
Nhóm ống kính manual focus chuyên dụng của Carl Zeiss


Carl Zeiss trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Trong nhóm máy chụp ảnh, Carl Zeiss gia công cho các hãng tiêu biểu như Ikon, LeiCa (thuộc Ricoh, hệ máy Rang Finder), hệ máy DSLR gồm các tên tuổi như Canon (ZE), Nikon (ZF, ZF.2), Pentax (ZK), Sigma (ZS). Các dòng lens này mang đặc trưng thiết kế cơ khí một thời, kiểu dáng cổ điển đặc trưng rất dễ nhận thấy. Đặc biệt các dòng ống kính này đều phải thực hiện lấy nét bằng tay (manual focus).

http://photo.tinhte.com/?id=217338&d=1269428671&f=206435&uid=7742&n=f55_fr%20%20ont_angle3..jpg
Một cánh cửa phát triển mới cho Carl Zeiss khi họ gặp Sony từ năm 1996. Carl Zeiss đã bắt tay vào việc gia công các dòng ống kính cho máy ảnh Sony. Một trong những chiếc máy ảnh đầu tiên của Sony sử dụng ống kính Carl Zeiss là Cyber-Shot DSC-F55, chiếc máy ra đời vào tháng 2/1999. Chiếc máy này sử dụng cảm biến CCD 2.1 megapixel, kích thước ½ ich, ống kính tiêu cự 37mm thiết kế xoay gập, khả năng macro được 10 cm. Từ đây, Carl Zeiss phát triển những dòng ống kính cho Sony trong các sản phẩm Cyber-Shot, Handycam.

Sau khi mua lại bộ phận quang học của Minolta, Sony tiếp tục cùng với Carl Zeiss phát triển dòng ống kính ZA ngàm Alpha có khả năng lấy nét tự động với kết cấu motor SSM (Super Sonic Motor) của Sony. Dòng ống kính này là đối thủ nặng ký cũng những tên tuổi vốn phổ biến hơn như Canon Luxury Lens (L), Nikon Nano… Nhờ tên tuổi của Carl Zeiss mà Sony Alpha đã có thể mạnh dạn sánh vai cũng những đàn anh như Canon, Nikon đã tham gia thị trường DSLR rất nhiều năm trước. Trong lĩnh vực truyền hình, các máy quay chuyên nghiệp của Sony vẫn sử dụng các ống kính rời của Carl Zeiss.



http://photo.tinhte.com/?id=217345&d=1269429312&f=206441&uid=7742&n=_zeiss_ikon_dl..jpg (http://photo.tinhte.com/?id=217345&d=1269429312&f=206441&uid=7742&n=_zeiss_ikon_dl..jpg)
Carl Zeiss trên dòng máy Ikon Range Finder


http://photo.tinhte.com/?id=217344&d=1269429304&f=206440&uid=7742&n=_A850%20%2823%29..jpg (http://photo.tinhte.com/?id=217344&d=1269429304&f=206440&uid=7742&n=_A850%20%2823%29..jpg)
Ống kính Carl Zeiss Vario-Sonnar T* 24-70mm f/2.8 ZA SSM trên máy ảnh Sony Alpha full-frame A850


http://photo.tinhte.com/?id=217347&d=1269429551&f=206443&uid=7742&n=NokiaN82..jpg (http://photo.tinhte.com/?id=217347&d=1269429551&f=206443&uid=7742&n=NokiaN82..jpg)
Ống kính Carl Zeiss trên Nokia N82



Giờ đây, khi cầm một chiếc điện thoại như Nokia N82 hay một chiếc máy ảnh cao cấp Sony Cyber-Shot tức là bạn đang được sở hữu những thành tựu và công nghệ tiên tiến mà Carl Zeiss đã phát triển ngay từ trước thế kỷ XX. Mốc thời gian mà con người đang phải suy nghĩ xem làm thế nào để có thể bay bổng trên bầu trời mênh mông.