Có người nói rằng Barca thua vì phải mất quá nhiều thời gian đi xe buýt vượt qua hành trình dài 1.000km. Cũng có người nói rằng Barca thất bại vì lịch thi đấu nặng nề với mật độ 3 ngày/trận suốt 1 tháng qua.
Thậm chí, các cule cực đoan còn đổ lỗi cho trọng tài Benquerenca (một đồng hương của Mourinho) khi công nhận bàn thắng có thể đã việt vị của Milito (truyền hình Italia cố tình không quay chậm kỹ), và từ chối quả 11m của Barca khi Alves bị Sneijder phạm lỗi trong vòng cấm…
Như một lẽ thường tình, kẻ thất bại luôn bới móc mọi lý do để đổ lỗi. Nhưng tất cả không thể phủ nhận Inter đã thắng xứng đáng.
Đúng như dự đoán, Guardiola bố trí sơ đồ 4-3-3 với Messi đá tiền đạo phải quen thuộc. Tuy nhiên, suốt hiệp 1, ngôi sao người Argentina hiếm khi hoạt động ở cánh, mà thường xuyên bó vào trung lộ, chơi như một hộ công phía sau Ibrahimovic. Thực tế, việc yêu cầu Messi di chuyển vào giữa, làm mồi nhử thu hút sự chú ý của Inter khá thành công trong 20 phút đầu. Trong đó, tình huống Maxwell khoét cánh rồi kiến tạo cho Pedro mở tỷ số cũng bởi các hậu vệ và tiền vệ của Nerazzurri quá chú ý tới bước di chuyển của Messi mà bỏ quên Pedro. Tuy nhiên, càng về sau, khi Inter đã gỡ hòa và Barca bắt đầu tấn công bế tắc, người ta mới để ý Messi quá mờ nhạt. Tưởng rằng anh giữ sức trong hiệp 1 trước khi bùng nổ nhưng cả 45 phút sau giờ nghỉ, khi được trả lại biên phải sở trường, Messi cũng không để lại dấu ấn gì.
http://www.bongda.com.vn/Data/Image/...ng04/22/az.jpg
So với Ferguson và Hiddink, 2 HLV thành công trong việc khóa chặt Messi, Người đặc biệt thậm chí còn xuất sắc hơn. Bởi mọi chỉ số thống kê đều cho thấy Leo đã có trận đấu còn tệ hơn cả trận hòa 0-0 với Chelsea ở bán kết lượt đi Champions League 2008/09. Cả trận, Messi chỉ có 2 cú sút (1 là từ đá phạt) và 10 lần rê bóng! Đã bao giờ Messi sút và rê bóng ít thế? Trong đó, những cú bứt tốc sở trường của “số 10” không một lần gây đột biến, bởi mỗi khi Messi nhận bóng đều có ít nhất 3 cầu thủ Inter áp sát. Đá như thế, chỉ… mọc cánh Messi mới thoát được vòng vây. Mourinho hiểu rằng một đấu một với Messi chỉ có thất bại. Khác với Chelsea và M.U, thành công của Inter trong việc “bóp chết” Messi không phải dựa vào cá nhân xuất sắc (như Bosingwa và Evra trước đây) mà nhờ hệ thống chiến thuật hợp lý và khả năng hỗ trợ, phối hợp phòng ngự tuyệt vời theo nhóm. Nên nhớ, cả 3 lần đối đầu với đội bóng của Mourinho trước đây, Messi chưa một lần ghi bàn.
Cũng chính cách đó, Nerazzurri chia cắt được Xavi với các mũi tấn công khác. Cả trận, tiền vệ người TBN luôn bị lối đá áp sát của Inter gây khó dễ. Thậm chí, Xavi còn phải lùi về sân nhà làm bóng. Khống chế được cả Xavi lẫn Messi, Inter đã hóa giải được 70% sức mạnh của Barca. Và trong một đêm chơi phòng ngự phản công hay đến không ngờ, cộng với việc hàng thủ Barca chưa bao giờ được đánh giá cao về độ chắc chắn (đã vậy 2 cánh còn liên tục bị xuyên thủng), Mourinho đã giúp Inter vươn mình phủ bóng cả người khổng lồ Barca.
Nếu ai đó nói rằng đánh bại Barca là điều không thể, thì giờ Mourinho đã chứng minh điều ngược lại. Và ông được quyền tự tin nói: “Yes, I can” (Vâng, tôi có thể). ::sayxin