Để Đà Nẵng thành phố Wall của miền Trung
Không chỉ là TP có vị trí chiến lược về KT_XH và QPAN,là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt,đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung và các nước tiểu vùng song Mê Kông, là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực …
Đà nẵng còn là vùng đất sôi động và nhộn nhịp của các hoạt động tài chính _ngân hàng(NH) và người ta đang hi vọng Đà nẵng trở thành”Phố Wall” của miền Trung
Đặc biệt,kể từ khi trở thành TP trực thuộc T.Ư vào năm 1997, Đà Nẵng là “địa điểm vàng” tại khu vực miền Trung để các tổ chức tín dụng, tài chính trong và ngoài nước đến mở chi nhánh văn phòng , đạo diện , điểm giao dịch …
Thật không quá lời khi rất nhiều ý kiến có cùng nhận định “Đà nẵng là “phố wall” của miền Trung ,khi nơi đây đã diện diện 53 chi nhánh cấp một của các tổ chức tín dụng ,tài chính, bao gồm 4 NH lien doanh,34 NH TMCP, 9 NH Nhà nước, 1 công ty tài chính,1 NH chính sách xã hộ,1 NH phát triển,3 công ty cho thuê tài chính và hơn 200 văn phòng đại diện khu vực Miền Trung của NH NN&PT nông thôn Việt nam,NHTMCP công thương Việt nam,NH Đầu tư phát triển Việt nam cùng với NH nhà nước Việt nam chi nhánh Đà Nẵng.
Ngoài ra Đà nẵng có sự góp mặt của 4 NH lien doanh của nước ngoài là Việt –Thái,VID public,Indovina,Việt-Nga và sắp đến là NH HSBC(Tập đoàn NH Hồng kong-Thượng Hải)vừa được UBND thành phố Đà nẵng cho phép mở chi nhánh hoạt động đã và đang làm cho thị trường tài chính – NH trên địa bàn TP them khởi sắc.
Theo đánh giá của lãnh đạo NH Nhà nước Việt Nam, hiện nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã có mặt đầy đủ các NH thuộc mọi thành phần kinh tế (Nhà nước, cổ phần, lien doanh, chi nhánh nước ngoài…) cùng tham gia đầu tư vốn phục vụ cho doanh nghiệp, các dự án đầu tư, các chương trình phát triển KT-XH không chỉ trên địa bàn TP Đà Nẵng mà cả trong khu vực miền Trung.
Các NHTM đã bám chặt từng địa bàn, từng dự án, từng hộ nông dân và trở thành người trợ thủ đắc lực cho các DN, doanh nhân và hộ kinh doanh thực hiện sản xuất, kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành địa phương tham mưu cho chính quyền các cấp trong việc triển khai kế hoạch, tư vấn xây dựng dự án.
Sự đầu tư kịp thời vốn tín dụng NH vào khu vực miền Trung đã thực sự phát huy tác dụng, khi đã tham gia vào hầu hết các dự án trọng điểm, dự án lớn trong khu vực như: Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án trong khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Khu kinh tế - thương mại Chân Mây (TT-Huế), KKT Nhơn Hội (Bình Định) và các dự án gắn liền với tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm tạo điều kiện thúc đẩy giao thương của khu vực miền Trung với Lào, Campuchia, đông bắc Thái Lan và Myanmar, sẽ giúp cho khu vực miền Trung hội nhập với khu vực và phát huy hết các tiềm năng, lợi thế của mình.
Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống tài chính, tín dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng đã góp phần tích cực vào thành công trong phát triển KT-XH, phát triển đô thị của Đà Nẵng hôm nay, nhất là trong việc tham gia giải quyết các vấn đề “nóng” như vốn cho DN, cho đầu tư xây dựng cho cơ sở hạ tầng, cho vấn đề giải quyết việc, an sinh xã hội,…
Sau hơn 13 năm phát triển với tốc độ cao, Đà Nẵng đã tạo ra được một số lợi thế và tiền đề để vươn lên trở thành trung tâm tài chính – NH của khu vực miền Trung. Tuy nhiên, nếu so với Hà Nội và TPHCM, thực lực cũng như về hoạt động tài chính – NH của TP Đà Nẵng vẫn còn thấp.
Các tổ chức tài chính, NH mới đặt chi nhánh tại Đà Nẵng chủ yếu là các NHTM, còn các Cty kế toán kiểm toán, các Cty chứng khoán, Cty mua bán nợ, các định chế tài chính khác thì chưa có hoặc còn quá ít.
Vì vậy, để thu hút nhanh và nhiều hơn nữa sự có mặt của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, Đà Nẵng cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đồng thời tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng triển khai kinh doanh trên địa bàn.
Đặc biệt, TP cần kích thích mạnh mẽ hơn nữa khu vực dân doanh đầu tư vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi chọ các nhà đầu tư vào kinh doanh; huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế; phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua NH, thanh toán không dùng tiền mặt, kết nối thanh toán hệ thống thẻ thống nhất giữa các NH; thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng nguồn vốn huy động trung – dài hạn, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng các dịch vụ tín dụng… để làm cho thị trường tài chính – NH trên địa bàn TP tiếp tục sôi động và khởi sắc. Có như thế mới hy vọng Đà Nẵng trở thành “Phố Wall” của miền Trung.