+ Reply to Thread
Hiển thị các kết quả từ 1 đến 3 của tổng cộng 3

Thread: Tập Kích Chiến Lượt Trân Châu Cảng

  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Số Bài Viết
    2,505
    Like
    364
    Thanked 492 Times in 278 Posts

    Mặc định Tập Kích Chiến Lượt Trân Châu Cảng

    Tập Kích Chiến Lượt Trân Châu Cảng

    Chỉ trong vòng chưa đầy ba tiếng sáng 7/12/1941, máy bay Nhật đã đập tan hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Chân Trâu Cảng. Dưới đây là những hình ảnh của trận tập kích bất ngờ khiến người Mỹ choáng váng trong Thế chiến II.

    Các phi công Nhật đang nhận lệnh trên một chiếc tàu sân bay, trước khi thực hiện sứ mệnh tấn công Trân Châu Cảng. Đô đốc Nhật Yamamoto Isoroku lúc đó hy vọng một trận tấn công nhanh và bất ngờ vào hạm đội Mỹ sẽ khiến người Mỹ phải cầu hòa và rúi khỏi Thái Bình Dương, mở đường cho Nhật Bản bành trướng.
    Phi công Nhật trước giờ xuất kích


    Các máy bay Nhật trên tàu sân bay chuẩn bị xuất kích. Có tổng cộng 183 chiếc máy bay của Tokyo tham gia đợt tấn công đầu tiên vào Trân Châu Cảng.


    Vào lúc 7h58' sáng ngày 7/12/1941, còi báo động hụ vang với thông báo: "Trân Châu Cảng bị không kích. Đây không phải là cuộc tập trận". Đây là cảnh kho vũ khí của chiến hạm USS Shaw phát nổ sau khi bị trúng bom của máy bay Nhật, cuối buổi sáng hôm đó


    Hai chiến hạm của Mỹ USS West Virginia và USS Tennessee đang bốc cháy ngùn ngụt tại Trân Châu Cảng sau khi trúng bom.


    Buổi sáng hôm đó, nhiều người bị đánh thức bởi những tiếng nổ đinh tai và máy bay gầm rú trên trời. Một người dân đang theo dõi vụ tấn công Trân Châu Cảng qua ống nhòm


    Chiến hạm hạng nặng USS Arizona đang chìm xuống biển sau hai tiếng nổ cực lớn


    Khu đỗ máy bay của hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng biến thành đống đổ nát sau vụ tấn công. Tại đây có 347 chiếc máy bay Mỹ bị phá hủy hoặc hư hỏng.



  2. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Số Bài Viết
    2,505
    Like
    364
    Thanked 492 Times in 278 Posts

    Mặc định Re: Tập Kích Chiến Lượt Trân Châu Cảng

    Tàu cứu hộ của hải quân đang cứu một thủy thủ vừa nhảy khỏi mạn tàu xuống biển, sau khi chiến hạm USS West Virginia bị trúng ngư lôi và chìm cạnh tàu USS Tennessee.


    Đám cháy trên chiến hạm USS West Virginia vào lúc 9h40' sáng 7/12/1941. Phải tới tận 4h30' chiều hôm đó, ngọn lửa trên tàu mới được dập tắt.


    Chiến hạm Mỹ USS Oklahoma bị lật ngửa bên bến cảng sau khi bị oanh tạc


    Chiếc USS Arizona sunk đang bị chìm tại Trân châu cảng. Con tàu bị đánh trúng thân bụng. Các kết cấu và dài chỉ huy bị đánh nghiêng và đổ sập.


    Ba chiếc tàu chiến U.S bị không quân Nhật đánh trúng tại Trân châu cảng ngày 7/12/1941. Từ trái sang: Chiếc USS West Virginia bị thiệt hại nặng nề, chiếc USS Tennessee bị hư hại và chiếc USS Arizona bị chìm.


    Một số kho quân sự bị đánh phá


    Thảm cảnh hoang tàn sau trận oanh kích


    Vụ tấn công Trân Châu Cảng khiến cuộc xung đột Mỹ-Nhật rơi vào thế không thể tránh khỏi. Ngay ngày hôm sau, lúc 4h chiều 8/12/1941, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ký vào bản tuyên chiến với phát xít Nhật, chính thức đẩy nước Mỹ vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ II.


    Bản đồ Trân Châu Cảng


    Trân châu cảng ngày nay, trên hình là chiếc USS Missouri và các vị trí "nhang khói" cho những chiếc USS đã bị đánh chìm xưa kia tại đây.
    Vị trí "nhang khói" nhìn từ trên cao



  3. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Số Bài Viết
    91
    Like
    21
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định Re: Tập Kích Chiến Lượt Trân Châu Cảng

    Hải quân nhât đã huy động hạm đội đặc nhiệm gồm 31 tàu, trong đó có 6 hàng không mẫu hạm, chỉ huy trưởng hạm đội là phó đô đốc Nagumo, ngoài ra còn một hạm đội gồm 29 tàu ngầm có nhiệm vụ tiêu diệt những chiến hạm mĩ muốn trốn ra biển
    Chiến dịch dc tiến hành theo kế hoạch vạch ra cuả đô đốc Yamamoto: đại sứ nhật đang đàm phán tại mĩ trong khi hạm đội nhật âm thầm tán công vào căn cứ liên hợp hải lục không quân tại hawai mà điểm chiến lược là honolulu,
    Kế hoạch tác chiến: dùng không quân áp đảo ném bom vào căn cứ mĩ, dự kiến 3 đợt
    Diễn tiến: sau 2 đợt tấn công (đợt 1: 180, đợt 2: 174 máy bay) Yamamoto lệnh ngưng đợt 3 do đã mất đi yếu tố bất ngờ
    Kết quả: nhật chỉ mất 29 máy bay, phận lớn bốc cháy khi trở về
    mĩ: mất 18 chiến hạm lớn, trong đó có 8 thiết giáp nặng
    thương vong gần 3600, trong đó gần 2500 chết
    hạm đội thái bình dương tê liệt trong hơn nửa năm
    cục diện chiến tranh thay đổi: nhật chiếm ưu thế trên thái bình dương, đánh chiếm dẽ dàng các đảo, căn cứ mĩ, đánh philippin, uy hiếp úc, đuổi douglas marathur chạy dài
    may thay 3 hang không mẫu hạm mĩ thoát nạn nhờ tập trận ngoài khơi



Similar Threads

  1. Trả lời: 2
    Có Bài Trả Lời Mới Nhất: 03-Dec-2009, 09:54 PM
  2. Trả lời: 2
    Có Bài Trả Lời Mới Nhất: 01-Nov-2009, 02:47 PM
  3. Trả lời: 3
    Có Bài Trả Lời Mới Nhất: 31-May-2009, 11:27 PM
  4. Trả lời: 1
    Có Bài Trả Lời Mới Nhất: 31-Dec-2008, 10:45 PM

Quuyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts